Là đối tác tin cậy của chủ đầu tư Viettel, VNPT, FPT với đội ngũ kĩ sư cũng như nhân lực kỹ thuật về triển khai lắp đặt các hệ thống đường truyền sử dụng cáp quang. Chúng tôi với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực viễn thông đã xây dựng được các giải pháp kỹ thuật kéo cáp quang tối ưu nhất để thi công đạt tiêu chuẩn đường trường và an toàn trong trong lao động.
1. Kỹ thuật ra cáp quang
Về phần kỹ thuật thi công cáp quang kỹ thuật ra cáp là một yếu tố rất quan trọng, cũng như chất lượng về đảm bảo cáp quang kéo không bị suy hao tín hiệu trên đường truyền. cách thức ra cáp cũng là một trong những kỹ thuật cơ bản của đội ngũ kỹ thuật.
Để thi công cáp quang các bạn cần hết sức lưu ý khi ra cáp quang tránh trường hợp cáp bị xoắn vì khi xoắn lúc kéo tín hiệu sẽ bị suy hao rất nhiều, do cáp quang được cấu thành lõi sợi từ thủy tinh mà thủy tinh rất giòn , dễ vỡ nên các nhân viên kỹ thuật phải nắm rõ được điều này để triển khai kéo cáp để đảm bảo tín hiệu ổn định trước khi ra cáp, người lao động phải dùng mễ (bô bin) đặt cuộn cáp cao hơn mặt đất từ 5 cm – 10 cm, nền đất phải phẳng, nếu đất bị lún phải kê ván vào chân mễ đề phòng trường hợp đang quay bị đổ mễ. Người quay mễ phải quay từ từ, thấy vướng phải dừng lại kiểm tra ngay.
Người chỉ huy trực tiếp việc ra cáp phải phổ biến tín hiệu bằng cờ hoặc còi và có biện pháp đề phòng con lăn chẹt tay những người tham gia; khi ra lệnh kéo hoặc ngừng phải rõ ràng, dứt khoát; phải luôn bao quát mọi vị trí, nhất là khi ra cáp qua cống ngầm, qua đường cái.
Khi ra cáp, người chỉ huy phải bố trí nhân lực cho đều, sao cho mỗi người không chịu quá 25 kg đối với nam giới và không quá 15 kg đối với nữ giới. Ra cáp trong nhà có chất nổ, chất dễ cháy hay trong hầm, người lao động phải sử dụng đèn di động có điện áp an toàn; đường hầm phải có cửa thông ở hai đầu. Trước khi làm việc, người chỉ huy phải thử nồng độ khí độc xem có vượt quá tiêu chuẩn hay không. Để việc nối cáp an toàn thuận lợi tránh xẩy ra tai nạn, người chỉ huy phải tính toán chiều dài cuộn cáp, không để mối nối qua đường sắt, đường quốc lộ, đường dây điện, qua sông ngòi.
Ra cáp qua đường giao thông, người phụ trách thi công phải xin phép đơn vị quản lý đường giao thông đặt rào chắn, biển báo và tạm dừng giao thông. Trường hợp không được phép dừng giao thông phải dựng đường dẫn cho cáp vượt qua. Chiều cao đường dẫn phải cao hơn chiều cao lớn nhất của tầu hoả, ô tô ít nhất là 1 m.
2. Kỹ thuật kéo cáp quang
Kéo cáp quang trong ống chủ yếu kéo bằng tay, trường hợp kéo cáp bằng tay quá khó mới dùng xe kéo cáp ở tốc độ chậm. Vì vậy phải thường xuyên cho chất bôi trơn vào ống tiếp cáp và các vị trí chuyển động có ma sát, các vị trí ống uốn cong để giảm sức kéo, đảm bảo an toàn cho người kéo cáp.
Khi thực hiện lắp đặt cáp quang trong ống nhựa HDPE bằng thiết bị bắn cáp chuyên dùng, để bảo đảm an toàn lao động khi thi công, thiết bị bắn cáp phải được kê đặt ổn định, người điều khiển thiết bị phải được đào tạo và sử dụng thiết bị thành thạo. Khi người phụ trách thi công ra lệnh bắn cáp, tất cả mọi người phải đứng tránh xa cuộn cáp, dây cáp.
3. Kỹ thuật hàn cáp quang
Khi thi công cáp quang nằm dưới đường giao thông, người lao động phải sử dụng rào chắn hoặc biển báo.
Trong quá trình thi công, người lao động phải đeo dây an toàn, phải tạo được chỗ đứng chắc chắn để có thể dùng cả hai tay cho việc căng, cố định dây treo, sau đó nối dây dẫn bằng măng xông cáp.
Khi lau đầu cáp, mổ đầu cáp, mổ vỏ cáp để chuẩn bị nối cáp, người lao động phải đề phòng đứt tay, đầu kim loại đâm vào tay. Để tránh các đầu sợi quang có thể gây tổn thương tay, chân, mặt người, người nối cáp phải thao tác cẩn thận, sau khi tách cáp, cắt cáp phải thu dọn ngay các mảnh vụn sợi quang cho vào hộp chứa có nắp đậy